Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2013


Giữa trận mưa lớn, trong khi ai cũng tìm cho mình 1 chỗ trú mưa, thì 1 cô gái với tấm lòng tư bi đã dùng ô của mình để che cho ông lão tàn tật đang loay hoay giữa đường, bất chấp thân mình sũng nước.

 



Một câu chuyện cảm động xảy ra trong sự cố nổ tung 1 nhà máy ở Nam Kinh, Trung Quốc vào ngày 28/7/2010. Vụ nổ đã giết chết 13 người và làm bị thương 300 người, gây chấn động dư luận suốt thời gian đó.Trong suốt vụ tai họa, máy quay phim đã ghi lại cảnh 1 chú khỉ cứu 1 con chó con thoát khỏi vụ nổ. Mọi người đã cứu giúp con chó ấy khi con khỉ thoát ra khỏi nhà máy.
Mong rằng tất cả chúng ta đều phát lòng từ bi thương yêu tất cả chúng sinh.


 




 Hình này được chụp vào năm 2008 tại Srilanka. Chú bò được nhà sư cứu khỏi bị giết thịt, để tỏ lòng tri ân, chú bò đã quỳ xuống cảm tạ nhà sư. Nghi thức quỳ lạy là nghi thức giành cho sự biết ơn lớn nhất.

3.9.5.2012 


 Bạn có thể khóc vì không có 1 chiếc iPhone hoặc 1 chiếc Laptop mới...
Còn người đàn ông này đã khóc vì cuối cùng ông cũng có những chiếc bánh mì để mang về cho đứa con của mình.

untitled 



Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2013

BA NGÀN NĂM MỘT KIẾP LUÂN HỒI




BA NGÀN NĂM MỘT KIẾP LUÂN HỒI

Giấc thiên thu tưởng đà vĩnh tiệp
"Ba ngàn năm một kiếp luân hồi"
Tựa như nước chảy mây trôi
Chiếc vòng duyên nợ trêu ngươi lạ lùng

Thời son trẻ môi hồng má phấn
Khi lìa trần một nấm mộ xanh
Con tim trót phải lưới tình
Lời xưa thề nguyện dễ đành dứt đâu!

Trái yêu thương ai nào hay biết
Nợ trần duyên quả thiệt khó lường
Người một nẻo, kẻ một phương
Ba ngàn năm mãi vấn vương cuộc tình

Một vòng quay không hình không bóng
Mang mang sầu gió lộng trời nghiêng
Tâm tư nặng trĩu ưu phiền
Khắp trong vũ trụ kiếm tìm người xưa

Khi gặp lại cũng vừa mãn nợ
Kể từ đây hãy chớ thề nguyền
Để đừng vương vấn tình duyên
Ngược xuôi cũng chỉ chuyến thuyền bể dâu

Nay xin nguyện hối đầu bến giác
Về nương theo pháp lạc an vui
Đường vòng sanh tử quyết thôi
Ba ngàn năm, kiếp luân hồi cũng không!

Lòng ham muốn đèo bồng đã hết
Sống thảnh thơi theo nét thanh lương
Hạnh lành mở rộng lòng thương
Khẩn thành phát nguyện tâm hương cúng dường

Thân tứ đại về nương cửa Phật
Suốt ngọn nguồn hư thật phân minh
Gần xa gieo trải đạo tình
Tuệ quang rạng chiếu lung linh đất trời

Bồ Tát hạnh đưa người giải thoát
Từ Bi tâm phước lạc vô biên
Thân phàm, cốt cách thánh hiền
Ngôi cao Diệu Giác kim liên hiển bày.

Thích Tuệ Minh
(Nguồn: daophatngaynay.com)

Thứ Ba, 15 tháng 1, 2013

6 - CỨU RÙA ĐƯỢC PHONG THẦN

6 - CỨU RÙA ĐƯỢC PHONG THẦN
 

Cứu Rùa Được Phong ThầnThời nhà Tấn, tại đất Sơn Âm, có một chành thanh niên tên là Khổng Du, nguyên là một việc quan cấp nhỏ, từng mua một con rùa đem thả dưới sông. Con rùa ấy hình như hiểu được lòng người, nên sau khi xuống nước, lại ngoái đầu nhìn chăm chăm vào Khổng Du, rồi mới lần lần bơi đi. Khổng Du cũng cảm thấy không thể rời bỏ nó. Về sau, Du đánh giặc có công, được phong hầu cực kỳ vinh hiển.
Lúc đúc chiếc ấn phong hầu, thì trên quả ấn xuất hiện hình con rùa ngoái đầu nhìn lại, mọi người đều cho là chuyện kỳ quặc, bèn phá hủy chiếc ấn ấy, rồi đúc lại chiếc khác. Đúc đi đúc lại như thế nhiều lần mà lần nào cũng có hình rùa hiện lên trên ấn. Thợ đúc kiểm tra kỹ khuôn đúc, thì chẳng thấy có dấu vết gì, nhưng trên ấn vẫn có hình rùa. Họ rất đỗi băn khoăn, liền mang ấn đến trình lên Khổng Du và thưa: "Bẩm đại quan, chúng tôi đúc xong ấn, bỗng thấy hiện lên hình rùa ngoảnh đầu nhìn lại, không hiểu tại sao?"
Khổng Du bèn bảo thợ đúc phá đi, đúc lại nhưng kết quả vẫn như trước. Khổng Du cũng lấy làm quái lạ. Chuyện ấy dần lan truyền đến triều đình, nhà vua liền mời Khổng Du vào triều để hỏi rõ nguyên nhân, nhưng Du không biết làm sao trả lời, suy nghĩ trăm chiều cũng không tìm ra được kết luận.
Thế rồi, trên đường từ triều đình trở về nhà, Khổng Du đột nhiên nhớ lại một sự kiện đã xảy ra ngày trước. Do đó, hôm sau, ông vào triều tâu với nhà vua: "Tâu đại vương, thần đã nghĩ ra nguyên nhân rồi: Trước đây nhiều năm, nhân thấy ngư phủ thả lưới bắt một con rùa, thần không nỡ thấy nó chết nên mua nó thả vào trong nước. Con rùa ấy hình như hiểu được ý người nên ngoi đầu lên mặt nước,nhìn chầm chập vào thần. Ngày nay, thần được vệ hạ đoái thương phong hầu cho thần, đó chính là do kết quả của việc thả rùa ngày trước vậy.
Vua liền bảo với quần thần: "Làm điều thiện chắc chắn có sự báo đáp của việc thiện, trường hợp của Khổng Du ngày nay là một sự kiện rất đáng cho chúng ta suy ngẫm."

5 - VÌ LÒNG NHÂN BẢO VỆ CHIM NON

5 - VÌ LÒNG NHÂN BẢO VỆ CHIM NON
Vì Lòng Nhân Bảo Vệ Chim Non
Trước đây khá lâu, có một cụ già ẩn cư nơi sơn dã, một đời ăn ở nhân từ chưa từng làm hại một con chim nào cả.
Một ngày kia, ông đang ngồi xếp bằng nhạp định dưới gốc đại thọ, bỗng cảm thấy một luồng gió thổi đến, ông lấy làm lạ, mở mắt ra xem thì thấy một con chim nhỏ từ đâu rơi vào lòng ông, thần sắc tự nhiên, tựa hồ đang đậu trên một cành cây.
Cụ già buộc miệng niệm Phật, nhủ thầm: "Mầy đã xem thân ta như cành cây, thì ta nỡ nào xua đuổi mày, A Di Đà Phật, lành thay! Lành thay!"
Sau khi ông nhủ thầm như thế thì chú chim non lặng lẽ nằm xuống, từ từ nhắm mắt ngủ. Sợ làm kinh động giấc ngủ yên lành của chim con, cụ liền nhắm mắt thiền quán, từ từ nhập định. Trải qua một lúc khá lâu, cụ mới xuất định, nhưng chú chim ấy vẫn ngủ ngon chưa tỉnh. Ông không muốn làm cho nó kinh sợ liền nói: "A Di Đà Phật, mầy cứ yên tâm mà ngủ ngon, khi nào thức giấc thì hãy bay đi".
Ông nói dứt lời, chú chim bèn mở mắt, uốn mình nhịp đôi cánh, dùng mỏ rỉa lông, gật đầu mấy cái, rồi mới chịu trương cánh bay đi. Khi ấy, cụ già liền từ từ đứng dậy, ngước trông theo chim bay xa, rồi mới rời khỏi gốc cây đại thọ, trở về lại thảo am.

4 - CỨU CHIM SẺ, ĐƯỢC VÒNG NGỌC

4 - CỨU CHIM SẺ, ĐƯỢC VÒNG NGỌC
Cứu Chim Sẻ, Được Vòng Ngọc
Vào đời Hán, ở phía Bắc núi Hoa Âm có một gia đình họ Dương, chuyên về nông nghiệp, chỉ sinh một cậu con trai, đặt tên là Dương Bảo. Cậu Bảo từ bé đã thông minh, lanh lợi, mày thanh, mắt sáng, đầu để hai bím tóc, ai trông thấy cũng yêu mến.
Dương Bảo tính tình nhân từ, vừa lúc chín tuổi đã yêu thích thắng cảnh thiên nhiên, thường lây chốn núi rừng làm bầu bạn. Một ngày kia, chàng đi đến bên triền núi phía trước nhà, bỗng nghe tiếng kêu bị thương của một con chim sẻ, ngoái đầu nhìn lên trên không, chợt thấy một chú diều hâu đang gắp một con sẻ vàng. Nhân thấy có người, nên diều hâu kinh hãi để rơi chim sẻ đang bị thương xuống đất. Trong lúc tính mạng sắp lâm nguy, chim sẻ còn bị một đàn kiến kéo đến bao vây. Dương Bảo liền chạy vội tới, nhặt lấy chim sẻ ôm vào lòng bàn tay, đàn kiến lập tức bỏ chạy tứ tán. Bảo bèn mang chim sẻ về nhà nuôi trong một cái lồng, thương yêu, chăm sóc rất chu đáo. Tìm hoa vàng rịt vết thương cho chim, chờ đến khi vết thương lành hẳn, mới đem thả vào rừng.
Một hôm, vào lúc đêm gần tàn, Bảo bỗng mơ thấy một tiểu đồng mặc áo màu vàng hướng đến Bảo lạy tạ, cảm ơn cứu mạng; đồng thời dâng tặng bốn vòng bạch ngọc và nói: "Cảm tạ ân nhân! Tôi vốn là sứ giả của Vương mẫu, nhờ ơn người cứu mạng, không biết lấy gì báo đáp ân sâu, kính tặng người bốn vòng bạch ngọc, cầu mong con cháu được vinh hiển, làm đến công khanh".
Ban đầu Bảo không dám nhận tặng vật của tiểu đồng, nhưng trước tấm lòng cực kỳ chân thành, buộc lòng Bảo phải nhận lấy ngọc ấy. Thoắt nhiên tỉnh giấc, nhớ lại giấc mộng vừa qua, Bảo lấy làm kinh dị, miệng lẩm bẩm: "Thật là một giấc mộng ly kỳ! Thật là một giấc mộng ly kỳ!"
Quả nhiên sau đó, con cháu của Dương Bảo liên tiếp bốn đời làm đến công khanh, vinh hiển tột cùng.
3 - NHỜ CỨU NAI MÀ THOÁT NẠN
Nhờ Cứu Nai Mà Thoát Nạn
Rừng núi thanh u, suối khe róc rách. Kỳ hoa dị thảo đẹp đẽ lạ thường, một ngôi nhà điểm xuyết trong khung cảnh ấy, giống như gấm dệt thêu hoa.
Một ngày kia, bầu trời quang đãng, bỗng nhiên một con nai từ đâu chạy đến trước sân nhà, dùng hai chiếc sừng xúc bỗng đứa bé đang chơi. Đứa bé hốt hoảng kêu khóc ầm lên. Một phụ nữ trung niên từ trong nhà chạy vụt ra sân. Con nai hoảng sợ, mang đứa bé chạy thẳng vào rừng. Người phụ nữ thấy thế hoảng hồn, lập tức đuổi theo con nai. Nhưng khi đến rừng bà thấy đứa trẻ bình yên vô sự, đang ngồi trên đám cỏ non. Vừa thấy mẹ đi tới, đứa bé mừng rỡ tươi cười. Người đàn bà liền đến đám cỏ bồng lấy con thơ, trong lòng bàng hoàng, không biết nên buồn hay vui.
Hai mẹ con ung dung trở về nhà thì bỗng thấy một cảnh tượng hãi hùng tột độ; vì trong khi bà đuổi theo sau con nai để cứu con mình thì một cây đại thọ sau nhà đột nhiên ngã xuống, khiến cho mái nhà vỡ tan, bức tường sụp đổ. Tất cả gà chó trong nhà đều bị cây đại thọ đè chết, không một mống nào sống thoát. Bấy giờ bà mới hồi tưởng lại năm trước, một bữa nọ có một người thợ săn đuổi một con nai, khiến nó quá kinh hãi, chạy xộc vào trong nhà bà. Bà vốn là một người phụ nữ có tấm lòng từ bi, suốt đời chưa sát hại một sanh vật nào, do đó, bèn lấy áo trùm lên mình nai. Người thợ săn liền đến bên nhà tìm kiếm, không hiểu con nai chạy theo hướng nào, tìm một hồi không thấy tung tích gì cả liền bỏ đi. Người phụ nữ đợi cho người thợ săn đi xa, gật đầu cảm tạ, biểu lộ lòng tri ân đối với từ tâm cứu mạng của bà. Ai biết đâu chính nhờ tấm lòng từ bi cứu mạng ấy mà con nai nhớ ơn tìm cách báo đáp, cứu được mẹ con bà khỏi bị cây đại thọ đè chết.
Bà hồi tưởng lại sự việc ấy, bất giác thốt lên: "Cứu mạng sống của chúng sinh chẳng khác nào tự cứu mạng mình."